Kinh tế - Xã hội Thịnh Liệt

Có một số câu nói ngày xưa kể về công việc của nhân dân, như Cá rô đầm Sét, cá chép đầm Đại nói đến công việc bắt cá tại đầm Sét, nay là Sông Sét. Câu nói Chè vối Cầu Tiên, bún sen Tứ Kỳ nói đến công việc bán nước chè vối. Và câu nói Ớt Định Công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Sét kể về công việc cuốn vàng mã. Có thể nói đây là các công việc phổ biến ở Thịnh Liệt.

Năm 1990, người dân được nhà nước chia đất nông nghiệp (còn gọi là đất khoán 10). Họ đã sử dụng để trồng trọt, lúc đầu trồng lúa sau đó dần chuyển sang trồng các loại rau muống, rau cần, rau cải (cải cúc, cải đắng, cải ngồng, bắp cải,...), rau bí,... và một số cây leo khác như mướp, đậu (đỗ), bầu,... Đến nay, đất nông nghiệp phần lớn đã bị nhà nước thu hồi lại nên rất ít người còn trồng rau. Về ngành chăn nuôi gia súc, người dân không nuôi , ở một số nơi ngày nay xuất hiện người nuôi trâu, lợn nhưng phần lớn đều chỉ phục vụ ăn uống ẩm thực.

Dịch vụ là công việc chủ yếu tại phường Thịnh Liệt, có rất nhiều mặt hàng để buôn bán, người dân bán những mặt hàng này tại chợ Thịnh Liệt, chợ Tân Mai (thực tế chợ Tân Mai là do người dân tự lập ra, nhiều chủ bán hàng đã thuê vỉa hè của chủ nhà để buôn bán). Những sản phẩm nông nghiệp hầu hết đều được mang ra 2 khu chợ này để bán. Đây là công việc mang về thu nhập cho đời sống nhân dân. Một số mặt hàng buôn bán tại chợ: quần áo, lương thực, vật dụng đời sống,...

Một số còn lại là công nhân viên chức đi làm ở một số công y hoặc phân xưởng,...